Chào các bạn đọc của Growing Mindfully,
Tuy là đã sang năm 2025 được hơn 2 tuần rồi nhưng vì vẫn chưa hoàn thành series bài viết tổng kết năm cũ, nên bài viết hôm nay sẽ là bài review những cuốn sách mình đọc trong 2024.
Là một người thích đọc sách, nhìn lại năm 2024, mình thấy bản thân đọc chưa được nhiều sách lắm, năm 2025 mình hứa đọc chăm chỉ hơn. 😅
Nhưng bù lại những cuốn sách của năm nay mình đọc lại trải dài các chủ đề ấn tượng từ AI, Growth Hacking, Personal Growth, Phật pháp, Hà Nội,...
Nên là thông qua bài book review này, mình mong là có ít nhất một cuốn trong list này được bạn pick up trong năm 2025 nha 🙌
List sách mình đọc trong năm 2024:
The Cold Start Problem - Andrew Chen
AI 2041 - Kai-Fu Lee & Chen Qiufan
Lean In - Sheryl Sandberg
Phố phường Hà Nội Xưa - Hoàng Đạo Thúy
Miếng ngon Hà Nội - Vũ Bằng
Đường xưa mây trắng - Thích Nhất Hạnh
Thả một bè lau - Thích Nhất Hạnh
#1 Cuốn sách thực tiễn nhất
Chắc chắn là cuốn The Cold Start Problem của Andrew Chen.
Andrew Chen hiện là partner của quỹ đầu tư mạo hiểm VC (Venture Capital) Andreessen Horowitz, cái tên đứng đằng sau thành công của các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Lyft, Reddit, Airbnb,...
Bên cạnh đó, Andrew Chen là cây viết có tiếng chuyên viết long-form về thế giới Startup, đặc biệt trước đây chú còn từng làm Head of Ride Growth của Uber nên sharing của Andrew cực kì relevant với công việc hiện tại của mình.
Cuốn sách The Cold Start Problem (How to start and scale Network effects) tập trung giải thích concept Network Effects là gì, Cold Start theory hoạt động ra sao, cách Cold Start theory break nhỏ Network Effects thành các stage chính, mỗi stage có mục tiêu gì, thách thức như thế nào.
Điều mình thích nhất là với mỗi giai đoạn của Network Effects, Andrew, bằng kinh nghiệm phong phú và mối quan hệ rộng trong giới startup của chú, kể được rất nhiều câu chuyện thực tiễn, góc nhìn từ insiders để mình hiểu được tại sao có strategy đó, strategy đó tốt/ chưa tốt như thế nào. Mọi thứ rất real, rất business-driven.
Với mỗi chapter, bạn sẽ được ồ wow khi khám phá những insight thú vị từ đủ những cái tên nổi bật trong ngành Tech như Uber, Wikipedia, Tinder, Zoom, LinkedIn, Instagram, Youtube, Microsoft. Đảm bảo đọc xong là bạn sẽ có cái nhìn khác về bí quyết thành công những công ty này 😎
Mình cũng đã từng leverage kiến thức học được từ cuốn sách để viết một bài về phía Hard Side trong thế giới sản xuất content - là những người sáng tạo nội dung. Mời bạn đọc thử bài viết của mình như là một bản trial của cuốn sách nhé.
Túm lại, mình chấm cuốn sách cực kì đáng đồng tiền bát gạo với những bạn làm ngành Tech, đặc biệt là mảng Growth Hacking nha! Mình cũng muốn cảm ơn sếp vì đã tặng mình cuốn sách này, hy vọng sẽ có nhiều initiatives hay ho được ra đời từ The Cold Start Problem!
#2 Cuốn sách có tầm nhìn vượt thời gian
Năm 2024 có thể nói keyword của cả thế giới là AI, người người nhà nhà đều nói về AI.
May mắn sao là mình có sẵn một cuốn sách được tặng từ năm ngoái để nghiền ngẫm về topic nóng bỏng này và chỉ biết nhận xét là quá đỉnh! Tadaaa cuốn sách đó là AI 2041 của Kai-Fu Lee và Chen Qiufan.
Kai-Fu Lee là tiến sĩ khoa học máy tính người Trung Quốc, ông được coi là người tiên phong cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, cũng là tác giả của cuốn sách AI Superpowers - nói về Trung Quốc, Hoa Kì và Trật tự thế giới mới khi 2 siêu cường quốc này chạy đua trong cuộc chiến về AI.
Với mình, AI 2041 là cuốn sách lạ lùng, bởi nó được lai giữa 2 thể loại fiction và non-fiction nhưng kì lạ là sự kết hợp này lại vô cùng hợp lý.
Kai-Fu Lee vẽ ra cho người đọc 10 viễn cảnh cho tương lai khi AI đạt tới trình độ hoàn thiện cao được lồng ghép qua 10 câu chuyện giả tưởng nhưng được back up bởi những phân tích khoa học sắc sảo từ một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI.
Trong AI 2041, bạn sẽ được du hành tới xã hội nơi mà nhìn đâu cũng thấy AI được đưa vào trong đời sống loài người ví dụ như trên đường chỉ còn xe tự lái, không còn tài xế nữa (The Holy Driver), các chương trình đào tạo được cá nhân hóa bằng AI, mỗi học sinh đều có một trợ lý cá nhân bằng AI đồng hành, các ứng dụng AI healthcare đo lường từng sự biến động của sức khỏe cho dù là nhỏ nhất, hay viễn cảnh về một xã hội khi mọi thứ đã được optimize đến mức dư thừa và loài người không cần phải lao động để đáp ứng nhu cầu cơ bản như đủ ăn đủ mặc nữa.
Sau mỗi câu chuyện hấp dẫn được kể theo phong cách futuristic, Kai-Fu Lee sẽ đưa ra những đánh giá thực tế về khả năng của AI, giúp chúng ta hiểu thêm các công nghệ tiên tiến sau những bước nhảy vọt của nhân loại cùng các tác động, mối nguy hiểm tiềm ẩn về AI. Đọc những chương này giúp mình có thêm kiến thức cơ bản về Deep Learning, Big Data, Neural Networks, Natural Language Processing, GPT-3, AR, VR, vv.
Đọc xong cuốn sách này mình thấy đỡ bị ngợp khi mọi người nói quá nhiều về AI trên mạng xã hội vì mình có cái nhìn được đánh giá công bằng hai mặt lợi - hại và rất tổng thể khi đánh giá tiềm năng phát triển và mức độ ảnh hưởng của AI tới xã hội loài người. Nói chung là vẫn lạc quan nhưng có chừng mực vừa phải hơn so với bong bóng hype của social.
Cùng với AI 2041, một cuốn sách nữa mình tâm đắc về chủ đề AI là cuốn “Tôi, Robot”.
Nếu bạn là fan của Oddly Normal Podcast giống mình chắc hẳn sẽ không lạ gì cuốn sách này ha 😊
“Tôi, Robot” là cuốn sách khoa học viễn tưởng của nhà văn Isaac Asimov (aka cụ tổ sci-fi) viết về mối quan hệ giữa con người, người máy và đạo đức, đồng thời cho chúng ta cái nhìn tổng quan về lịch sử của ngành Robot.
Điều làm mình ngạc nhiên là nhà văn đã có tầm nhìn vượt thời gian về tiềm năng của Robot từ tận gần 75 năm trước (cuốn sách xuất bản năm 1950) và dần dần những lời tiên tri đang được ứng nghiệm.
Thứ được nhắc lại nhiều lần trong cuốn sách là 3 điều luật của Robot.
1. Người máy không được làm hại con người, hoặc không hành động khiến cho con người bị tổn hại.
2. Người máy phải tuân theo lệnh của con người, trừ khi lệnh đó đi trái điều luật thứ nhất.
3. Người máy phải bảo vệ sự tồn tại của nó miễn sao sự bảo vệ này không vi phạm điều luật đầu tiên và thứ hai.
Thú vị là những điều luật được đề xuất từ một nhà văn khoa học viễn tưởng sau này lại được luật chính thống áp dụng trong ngành khoa học Robot 😎
Sách đọc rất cuốn! Nhớ mua ủng hộ nhà Oddly Normal nhé các bạn!
#3 Cuốn sách giúp mình hiểu cơ thể hơn
Lại là một cuốn sách đến từ nhà Oddly Normal, với tập podcast đình đám Mùa đông đang tới, các bạn có đoán được cuốn sách mà mình nhắc tới là cuốn sách nào không?
Vâng, chính là “Miễn dịch” của tác giả Phillipp Detmer (nhà sáng lập Kurzgesagt). Đây cũng là cuốn sách đầu tiên mà team Oddly Normal thực hiện việc biên dịch.
Cuốn sách này xịn vì 2 điểm chính ngắn gọn sau đây.
Đầu tiên, sách cung cấp kiến thức dễ hiểu về Immune - Hệ miễn dịch - hay còn được gọi là hệ thống bí ẩn giữ cho ta sống sót.
Với một lĩnh vực mình nghĩ sẽ bị nặng về lý thuyết học thuật (do hệ miễn dịch là hệ thống sinh học phức tạp nhất mà con người từng biết đến) thì “Miễn dịch” cho mình một cuộc dạo chơi rất thư giãn vào thế giới cơ thể cùng với rất nhiều người bạn mới lạ như Bạch cầu, Kháng thể, Tế bào T, Bổ thể vv.
Điều còn lại chắc chắn là hình minh họa siêu đẹp, rất trực quan.
Vì tác giả đã theo học ngành nghiên cứu lịch sử và thiết kế thông tin (information design) đặc biệt là minh họa thông tin (infographics), nên dù kiến thức có khô khan và phức tạp đến đâu, qua bàn tay của Phillip mình vẫn thấy chúng được phù phép thành những hình ảnh thú vị đầy màu sắc.
Điều 2,5 khiến cuốn sách thú vị nữa là lối dịch dí dỏm của nhà Oddly, đọc là cười không ngớt luôn. Học kiến thức học thuật mà vui thì sẽ nhớ lâu ^^
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về cơ thể của mình, thêm kiến thức để nâng cao sức khỏe, tìm hiểu vì sao mình bị dị ứng, vì sao hình xăm lại khó xóa, ung thư là gì cùng hàng tỉ câu hỏi ngây ngô khác thì Miễn dịch sẽ cho bạn câu trả lời. Đọc thử xem sao nha!
#4 Cuốn sách truyền cảm hứng cho nữ giới
Được viết bởi Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành (COO) của Facebook, Lean In - Dấn thân là một cuốn sách sẽ làm cho bất cứ bạn nữ nào cũng có niềm tin vào bản thân hơn rất nhiều.
Đọc những chia sẻ rất chân thực từ một người phụ nữ tài giỏi, làm lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ, mình chợt nhận ra nhiều khi mình đã quên mình là phái nữ trong môi trường công sở như thế nào. Những điều Sheryl đã cố gắng từ khi đi học cho tới khi đi làm và trở thành lãnh đạo đã làm, cách bà tư duy, học hỏi, phát triển đều có nhiều thứ để mình có thể học hỏi.
Đặc biệt mình luôn nghĩ sự nghiệp và gia đình như 2 trade-offs, không thể song hành cùng nhau, không thể chọn cùng lúc cả hai nhưng Sheryl đã làm thay đổi góc nhìn đó của mình.
Sheryl viết: “Vẹn cả đôi đường”. Có thể nói đây là cái bẫy lớn nhất của phụ nữ. Chúng ta không thể nào đạt được ước nguyện này. Theo đuổi cả phát triển sự nghiệp và đời sống cá nhân là một mục tiêu cao cả và cũng có thể đạt được đến một mức độ nào đó. Chúng ta cần phải quyết định điều gì là quan trọng, điều gì không, và chỉ cố trở nên hoàn hảo trong những điều thật sự thiết yếu.
Người phụ nữ hoàn toàn có thể kết hợp khát khao sự nghiệp và đời sống nhưng cũng phải có đúng cách để làm việc đó.
Với việc có partner supportive và việc mình cần biết bản thân mình cần gì, ưu tiên của mình và expectation của mình đối với các việc đó tới level nào. Việc có gia đình, làm thiên chức của người vợ, người mẹ cũng là cầu nối để nữ lãnh đạo có thể thông cảm với những người đồng nghiệp của mình.
Một ví dụ mình rất ấn tượng là Sheryl đề cập tới việc “ngồi vào bàn”.
Những người nữ giới khi tham gia một cuộc họp có xu hướng tách mình ra khỏi chiếc bàn tròn thảo luận và điều này làm cho position của họ trong cuộc thảo luận đó trở thành người quan sát thay vì là người tham gia.
Từ khi đọc cái này trong meeting nào mình cần đóng góp input, mình đều tiến thẳng ngồi vào bàn thay vì chọn vị trí góc phòng như trước.
Một vài định kiến phổ biến Sheryl nêu ra cũng làm mình ngẫm nghĩ lại ví dụ như:
Tham vọng thành đạt được coi là tất yếu ở nam giới nhưng ở nữ giới thì bị đánh giá là tiêu cực “Cô ấy tham vọng quá!” không phải là lời khen. Thành công của phụ nữ đều đi kèm với mức giá phải trả.
Phụ nữ thường đánh giá kết quả của mình thấp hơn bản chất thực tế. Khi họ thành công, họ cho rằng là nhờ yếu tố bên ngoài, “ăn may” hay “được nhiều người giúp đỡ”. Khi họ thất bại, họ thường tin rằng do bản thân thiếu năng lực.
Thành công và được yêu quý là hai yếu tố song hành đối với nam giới nhưng lại ngược chiều nhau đối với nữ giới.
Khuôn mẫu của chúng ta về nam giới là người bảo bọc, quyết đoán, quyết tâm. Nữ giới là người chăm lo gia đình, nhạy cảm, sống cộng đồng.
Và cuối cùng, cách Sheryl tư duy về sự nghiệp là một khung leo trèo chứ không phải là chiếc thang cũng rất thú vị. Chiếc thang thì có tính hạn chế, chỉ có thể đi lên đi xuống theo hướng dọc. Ngược lại khung leo trèo lại cho ta nhiều sự khám phá hơn, bạn đi ngang đi dọc, tuột dốc, ngõ cụt,... Hãy tự do connect the dots trên hành trình sự nghiệp của bạn, đừng bị giới hạn.
Mình coi Dấn thân của Sheryl như lời tâm sự của một người chị gái senior nên cảm thấy rất gần gũi. Câu hỏi key của cuốn sách: Bạn sẽ làm gì nếu bạn không sợ hãi? - What Would You Do If You Weren't Afraid? là một kim chỉ nam quan trọng của mình.
Cực kì recommend các bạn nữ độc giả của Growing Mindfully đọc thử cuốn này nha!
#4 Cuốn sách về Hà Nội yêu dấu
Thật kì lạ là chỉ khi đi xa, người ta mới lại tò mò về những thứ quen thuộc đã đi sâu vào dĩ vãng.
Và mình cũng vậy, chỉ nhận ra mình yêu Hà Nội đến nhường nào khi chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
2 cuốn sách Phố Phường Hà Nội Xưa và Miếng Ngon Hà Nội giúp mình có thêm sự hiểu biết về thành phố mình sinh ra và lớn lên nhưng lỡ chưa dành cho nơi này một sự trân trọng xứng đáng với tầm vóc của nó.
Dưới ngòi bút sắc sảo và óc quan sát tỉ mỉ của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy và nhà báo Vũ Bằng, bạn sẽ được đắm chìm vào một Hà Nội muôn hình muôn vẻ, khắp nơi đều có những viên ngọc ẩn giấu trong cái sự sinh hoạt hằng ngày tưởng chừng như nhàm chán. Câu chuyện về lịch sử của 36 phố, về lễ nghi hay sự giản đơn nếp sống Kinh kỳ, nét thanh tao văn hóa Hà thành, hiện lên chân thực, cuốn hút không thua kém gì xem phim.
Trích đoạn mấy câu văn mà mình tin sẽ làm bạn tò mò phải đọc thử 2 cuốn này nha:
“Khi chúng ta điểm tên các phố phường, thì lạ một cái là đất văn vật mà lại không có lấy một nơi nào gọi là phố Hàng Sách”. Mà sách vở lại bán ở phố Hàng Gai. Chứ mua dây gai, thì lại phải đến tận phố Bát Đàn. Sao lại thế?”
hay đoạn về màu sắc trang phục, nó tao nhã lắm: “ Dùng màu sắc, là để tỏ ý thích của mình, cũng có khi tỏ cả ý chí nữa, phần nhiều là để giữ nhân phẩm, cũng để giữ tiếng cho nhà mình.”
Cảm thấy đọc xong 2 cuốn này như kiểu hoàn thành xong khóa học Hà Nội 101, nhìn những con phố mình đi qua giờ đã hiểu thêm câu chuyện sau những dấu vết thời gian để lại, bỗng thấy hoài niệm thật nhiều.
Điều thú vị là từ việc chia sẻ cảm nghĩ của mình sau khi đọc cuốn Phố Phường Hà Nội Xưa với những người bạn từ Mở mà mình được tặng thêm cuốn Miếng Ngon Hà Nội, và đều là những người bạn ở Hà Nội tặng mình. Siêu dễ thương luôn.
Mình tự cảm thấy bản thân có nhiệm vụ trở thành một đại sứ du lịch để giới thiệu Hà Nội yêu quý của mình đến với nhiều người bạn từ khắp mọi nơi nên sẽ cố gắng nhớ mấy câu chuyện hay hay để kể thêm cho mọi người hihi 🥰
#5 Cuốn sách về Phật pháp
Năm 2024, mình có duyên được đọc 2 cuốn sách về Phật pháp là Đường xưa mây trắng và Thả một bè lau, đều của thầy Thích Nhật Hạnh.
Đường xưa mây trắng kể lại cuộc đời của Bụt ("Bụt" là từ phiên âm tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Phạn Buddha - Phật) qua những mẩu chuyện giản dị, gần gũi.
Đọc sách mình hiểu được rằng Bụt không phải là một vị thần linh xa xôi, bí ẩn nào đó.
Bụt cũng từng là một người trần mắt thịt nhưng trải qua những khổ nạn mà đã giác ngộ, tìm được những triết lý tỉnh thức.
Qua từng câu chuyện, lại có những bài học về cách đối nhân xử thế, cách con người yêu thương nhau. Đúng tinh thần mà thầy Thích Nhất Hạnh đã nói: “Giúp cho người ta khám phá lại Bụt như một con người và lột ra hết các vòng hào quang thần dị người ta đã choàng lên Bụt. Không thấy Bụt như một con người thì người ta tới với Bụt rất khó.” Bài học về hiểu và thương là bài học mình tâm đắc nhất.
Cuốn sách còn lại, “Thả một bè lau”, lại hấp dẫn mình vì là cuốn sách này là Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán. Truyện Kiều là về cô Kiều làm gái giang hồ, sao mà lại kết hợp được với Chánh niệm, với góc nhìn của Phật pháp?
Ấy thế mà với lối viết trù phú và vốn am hiểu của một người từng dạy văn chương Việt Nam, thầy Thích Nhất Hạnh đã cho mình một version Truyện Kiều rất khác biệt, cách diễn giải từ ngữ điển tích cụ thể, rất đẹp, giải thích tâm lý hành động nhân vật sâu sắc, mượt mà. Cảm tưởng như được ngồi nghe thầy Thích Nhật Hạnh và cụ Nguyễn Du đàm đạo văn chương luôn ấy.
Giá trị của Thả một bè lau có thể được tóm gọn trong câu sau: “Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỷ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình. Nhìn như vậy trong khi đọc lại truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới.”
Kết lại
Trên đây là 9 cuốn sách nổi bật mình đọc trong năm 2024, được phân loại theo từng chủ đề.
Mình ghi lại những review này như một cách tổng hợp learnings từ những cuốn sách quý giá mà mình đã có duyên được đọc, một lời tri ân tới những người anh chị, bạn bè đã tặng mình những cuốn sách hay.
Mình tin là “Every Page Is A New Adventure” vì vậy mong 2025 sẽ là một năm đọc nhiều hơn nữa của mình và các bạn.
À, nếu có cuốn sách nào bạn tâm đắc trong năm 2024 hãy comment giới thiệu cho mình với nha, mình cảm ơn bạn rất nhiều. Love 💚
Cuốn "Đường xưa mây trắng" của thầy Thích Nhất Hạnh là một cuốn vừa dễ đọc, lại cũng rất khó để lĩnh hội hết vẻ đẹp của nó.
Dễ vì nó đã diễn tả lại một cách giản dị, trong sáng nhất cuộc đời của đức Phật, cũng như giới thiệu sơ lược hệ thống giáo lý, và truyền thống Phật giáo. Lại được viết bằng một thứ ngôn ngữ văn chương thật chậm rãi, thảnh thơi mà không kém phần sinh động, giàu chất thơ.
Khó là bởi chính nơi tư tưởng của đạo Phật không phải là thứ có thể truyền đạt qua ngôn từ và con chữ, nói đòi hỏi người đọc phải tiếp nhận thông qua sự trải nghiệm cá nhân của mình, ví như khi Phật giảng cách ăn trong chánh niệm, cách điều phục tâm ý, về vô thường, vô ngã, duyên sinh, về lòng từ bi và trí tuệ vượt thoát mọi khổ đau, ...
Nhiều câu chuyện trong đó được viết lại từ các bộ kinh A Hàm theo truyền thống Bắc tông, hay Nikaya theo truyền thống Nam tông, nên tính triết lý trong đó rất sâu sắc, không dễ dàng để chỉ đọc lướt qua và phân biệt các khái niệm như sách giáo khoa.
Cuốn sách nên được đọc 1 cách chậm rãi, thảnh thơi, với tất cả sự yên tĩnh và lắng nghe trong mình, cảm nhận nó từ chính cuộc đời của người đọc. Như thế việc đọc sách trở thành hàng trình để trở về với tự thân và cuộc sống một cách chân thực.
Như một đoạn thoại trong sách: " có người đi qua cả rừng cây trầm hương mà không thấy lấy một cây trầm hương, có người đi qua cuộc sống mà chưa từng thật sư tiếp xúc được với sự sống" Có phải chúng ta thấy chính mình ở trong đấy không? Cuốn sách cũng như thế đôi khi để cảm nhận nhiều hơn là để biết, để dừng lại nhiều hơn là để đọc.
"Đường xưa mây trắng " là một trong những cuốn sách mình yêu thích nhất, nơi mà lần đầu tiên mình thấy đạo Phật gần gũi, trong sáng và mầu nhiệm như thế.
Nếu bạn thích cách viết của thầy Thích Nhất Hạnh, mình giới thiệu thêm một cuốn nữa mà mình cũng rất thích, là cuốn "Quyền lực đích thực"
cuốn Miễn dịch đọc đúng vui. mình vẫn nhớ đoạn sách tả cách Bạch cầu trung tính chiến đấu là một anh lính lao về phía mình nhưng thay vì tấn công trực diện thì ảnh xé ngực rồi vung vẩy mớ lòng mề phèo phổi và găm xương vào người mình =))))) +1 sách nên đọc nếu quan tâm về vấn đề sức khỏe ạ , siêu hài siêu dễ hiểu dễ nhớ
cảm ơn Hà đã viết 1 bài hết sức là chi tiết ạ