Động lực từ cộng đồng: Khi khán giả trở thành người đồng hành cùng content creators
Người viết có người đọc, người kể có người nghe, là điều rất đáng trân trọng...
Tính đến bây giờ, mình đã viết (liên tục và cả on-off nữa) trong khoảng 8 tháng nay.
Một trong những điều thay đổi lớn nhất khi mình đội chiếc mũ của content creator là hành vi tương tác với content.
Trước đây, nếu thấy một bài viết nào hay, một video gì đó thú vị, mình chỉ xem, đọc xong lướt tiếp.
Không hề để lại một footprint thể hiện là mình đã “consume” chú tâm tới đâu, những điều tác giả viết relatable với mình thế nào, những thước phim trong video làm mình xuýt xoa ra sao.
May chăng có metrics view để creator họ check được thôi, nhưng cũng khá là limited.
Nói chung, mình tiếp nhận content theo kiểu take it for granted, content đầy rẫy, mình thích thì xem không thích thì thôi, không mảy may nghĩ ngợi về phía creator về những công sức họ bỏ ra cho những thứ mình đang mặc nhiên có được ấy.
Nhưng khi mình thực sự xắn tay bước vào thế giới creators, hì hục, vật vã nghĩ, viết, publish đều đặn, cách mình nhìn nhận thực sự thay đổi.
Mình like, mình comment, mình share, mình tương tác nhiệt tình nhiều hơn rất rất nhiều so với trước khi bắt đầu viết.
Điều gì khiến những creators tiếp tục lao động không công một cách bền bỉ như vậy?
Trong cuốn “The Cold Start Problem” của Andrew Chen (cuốn sách mình siêu tâm đắc, sẽ có nhiều bài viết được inspired từ cuốn sách này coming soon ;) ), tác giả có đề cập tới khái niệm “Social feedback loop”: Khi bạn publish content và thấy người khác tương tác thông qua like, share, comment nếu những feedback này positive thì creators sẽ có động lực sản xuất thêm nhiều content hơn nữa.
Vòng lặp này là một động cơ cốt lõi vì content creator và consumer là một dạng cấu trúc mạng lưới. Rất nhiều các mô hình chia sẻ khác, không chỉ giới hạn ở content mà kiểu kết nối như Messaging, Ratings, vv, đều hoạt động dựa trên nguyên lý này.
Thử nghĩ xem nếu content được tạo ra mà không ai xem, không ai thưởng thức nó thì những người creator sẽ thất vọng đến nhường nào phải không?
Một điều thú vị bất ngờ là các nền tảng content-sharing thường sẽ follow Quy luật “1/10/100” mà Bradley Horowitz, Vice President of Product của Google đã nêu ra:
1% user sẽ bắt đầu một group, hoặc một thread trong group
10% user có thể sẽ tham gia nhiệt tình, và creators sẽ bắt đầu khởi xướng các thread hoặc tiếp tục nuôi dưỡng các thread đang diễn ra
100% user sẽ có benefit từ hoạt động của nhóm trên (họ được gọi là lurkers - những người ở trong group chat mà không bao giờ tham gia)
Và hiển nhiên, nhóm 1% user kick-start được guồng quay của Social feedback loop là những nhân tố cực kì quý giá, bởi vì có họ, mới có nhóm 10%, và 100% phía sau.
Với Youtube, Instagram hay các platform khác, Đường cong định luật lũy thừa (Power law curve) là thứ dễ dàng nhận thấy, top 20% influencers và content creators đóng góp chủ yếu lượng engagement trên platform. Những big voice như vậy có hàng triệu followers và content của họ đạt hàng triệu triệu views, tiếp tục kéo theo nhiều hiệu ứng khác nữa.
Lấy Wikipedia để làm ví dụ, họ hơn 55 triệu articals, được tạo ra bởi một nhóm nhỏ users, cực kì, cực kì nhỏ.
Wiki có hàng triệu users nhưng chỉ có 100,000 active contributors mỗi tháng, và số lượng writers có hơn 100+ edits trong tháng chỉ khoảng 4,000 người. Tính tỉ lệ thì top những người đóng góp này đại diện cho 0.02% cả viewer pool của Wiki.
Một ví dụ điển hình top contributor của Wiki là Steven Pruitt, người có gần 3 triệu edits trên Wiki và viết hơn 350 nghìn original articles, được tạp chí Times bình chọn là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên Internet vì hơn 1/3 số lượng bài viết tiếng Anh trên Wiki là do Steven edit.
Bất ngờ là, Steven không trực tiếp hưởng lợi ích từ khối lượng content khổng lồ anh đóng góp cho platform này, anh vẫn có một công việc bàn giấy full-time, Wiki chỉ là việc tình nguyện không công mà anh đã kiên nhẫn dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để nghiên cứu, chỉnh sửa và viết bài trên Wiki.
Evan Spiegel, CEO của Snapchat cũng có đề cập tới “The content creation pyramid”:
Ở tầng dưới cùng sẽ là self-expression và communication: thể hiện cảm xúc và giao tiếp. Bạn selfie, nhắn tin với bạn bè để thể hiện bạn đang cảm thấy như thế nào, là những thứ mọi người dễ dàng làm được.
Layer kế tiếp là status, bạn là ai, show cho cả thế giới bạn cool như nào, expose nhiều hơn tới public và bạn nhận được like & comment. Tới level này thì ít người sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn, tần suất cũng ít dần, bạn sẽ chỉ làm điều gì đó cool một tuần một lần, một tháng một lần, chứ không phải mỗi ngày.
Đỉnh của pyramid là talent. Evan lấy ví dụ về Tiktok nơi có những người dành hàng giờ để học một điệu nhảy mới, nghĩ ra trend funny, work của họ thực sự entertain người khác. Và trái ngược với việc chỉ khoe ảnh, nhắn tin, level này rất ít người có khả năng làm và có sự quyết tâm bền bỉ để thực hiện nó.
Chính vì vậy, nhóm creators được coi là the hard side trong một network về content, vì không phải ai cũng sẽ làm được như họ, tốn công, tốn của, tốn thời gian, nhưng nếu bạn có nhóm này sẽ thu hút và góp phần kéo theo sự tăng trưởng của the easy side - những người chỉ cần consume, tận hưởng hard work của nhóm kia.
Nhưng mối quan hệ là win-win, có những người phía easy side enjoy thành quả của hội hard side, hội hard side mới thấy đã cái nư, thỏa cái nhu cầu được earn status trong xã hội họ đóng góp tích cực. Và social feedback loop chính là động lực cho hội hard side.
Tất nhiên vẫn sẽ có creators kiếm tiền được từ việc gây dựng nội dung thế nhưng số lượng này còn cực kì nhỏ so với dân số của hội hard side. (Và thường những nhóm nổi bật này thu hút sự chú ý của truyền thông khiến cho mọi người bias câu chuyện làm content dễ monetize lắm mà quên đi phần lớn creators vô danh ngoài kia).
Mình vẫn nhớ chia sẻ của anh Akwaaba Tùng & anh Tuấn Mon trong cuộc offline gần đây của tụi mình.
Các thầy kể là trước khi mọi người có nguồn doanh thu từ việc viết (theo nhiều dạng khác nhau), thì việc cảm thấy chia sẻ của họ là có ích với một ai đó, được kết nối với người đọc, được phản hồi từ những người tiêu thụ nội dung. Tuấn Mon siêu tự hào vì có những reply email dài và rất có tâm của độc giả) là thứ giúp mọi người bền bỉ sáng tạo và tiếp tục công việc viết.
Hay như Tùng còn đi tổ chức offline kết nối với người đọc của mình ở mọi miền tổ quốc, hay có một bạn chỉ vì đọc 1 bài của Tùng thôi mà đi tới để gặp người viết tại buổi offline của 2 idols (Bài siêu chất lượng bạn đọc thử nhé).
Social feedback, status và community dynamics chính là những dopamine giúp creator tiếp tục tiến tới trên hành trình sáng tạo cực khổ của họ, là chất keo giúp gắn kết họ với một nền tảng nào đó.
Nếu là một người tiêu thụ nội dung, bạn không feedback, bày tỏ cảm nhận của bạn đối với creator thì rất có thể sẽ không có 1%, 10% những người giúp xây dựng cộng đồng trên platform. Và khi creator rời đi, có nghĩa là bạn mất đi những giá trị quý giá người ấy có thể đóng góp cho cộng đồng.
Vậy nên, bây giờ mình chăm chỉ thể hiện rằng những thành quả lao động của creators ý nghĩa với mình như thế nào.
Đặc biệt với những người đánh thị trường ngách, tập consumers của họ chưa quá lớn, mình có thể sẽ trở thành 1% để giữ họ kiên trì thêm nữa, tiếp tục có thêm sản phẩm chất lượng. Những người ủng hộ đầu tiên luôn là nhân tố quan trọng trên hành trình sáng tạo đường dài của các creators.
Bản thân là một creator cũng không có quá nhiều độc giả, mình cũng rất hóng các comment của mọi người, như một cách mình được nghe chia sẻ 2 chiều từ các bạn. Mỗi lần có comment là mình siêu happy, lại được nạp động lực để làm công việc không lương mà đòi hỏi tâm huyết nhiều đến nhường này.
Bài dài, nhưng chỉ muốn bạn hiểu hơn về cách cho đi nhận lại trong một mạng lưới, nơi mà phía creators có nhiều rào cản, chông gai nhưng cũng chỉ cần có sự tương tác của độc giả, là đủ để họ biết có người trân quý giá trị họ tạo ra, và mạng lưới sẽ tiếp tục phát triển bền vững hơn.
Cảm ơn các bạn đọc đã trở thành động lực của mình nha. Lợp lợp 💚💚💚
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay 2 của Writing On The Net Alumni. #wotn #vietdeuvahay
Bài viết hay quá Hà ơi ^^
Bài viết hay quá Hà ơi ^^