3 cách “nghe” Spotify hiệu quả để “unlock” tiềm năng của bạn
Đừng chỉ nghe nhạc, bỏ túi ngay 3 'bí kíp' để biến Spotify thành trợ thủ đắc lực giúp bạn grow mỗi ngày nhé!
Hello các bạn đọc của Growing Mindfully, happy weekend cả nhà.
Không biết có bạn nào là tín đồ Spotify giống mình không nhỉ?
Spotify là ứng dụng mình 'dính lấy' mỗi ngày, cũng chính là cánh cửa kỳ diệu giúp mình khai thác tối đa sức mạnh của thính giác để phát triển bản thân.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ thêm về các cách mình làm trong bài viết này. Đặc biệt là cách này hoàn toàn miễn phí, không cần phải mua gói Premium đâu nha :)))
Mở đầu một xíu với câu chuyện giác quan...
Mỗi người chúng ta đều có năm giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Tuy xuất phát điểm của mọi người lúc sinh ra đa số là như nhau, nhưng quá trình trưởng thành cộng thêm sự rèn luyện sẽ khiến trình độ bạn sử dụng 5 giác quan này trở nên khác nhau rất nhiều.
Ví dụ mình là một đứa đam mê đọc sách từ nhỏ, có thể nói mình rất nhạy với những thông tin được thu nạp qua thị giác, tốc độ đọc của mình cũng khá nhanh, điều này là một lợi thế cá nhân của mình trong những công việc đòi hỏi phải tiêu thụ thông tin qua mặt chữ.
Trái lại, thính giác lại là giác quan mình không phát triển từ sớm. Có thể là do mình không đi học nhạc cụ hay quan tâm tới âm thanh, chỉ tới khi lên đại học tầm năm 2 bắt đầu nghe thông tin qua audio này thì mình thấy tiếc hùi hụi tại sao không luyện việc nghe chủ động sớm hơn.
Nhưng muộn còn hơn đúng không các bạn. Vậy nên hôm nay mình sẽ nói về cách build up trình độ nghe để unlock your growth, cụ thể hơn là nạp thông tin qua âm thanh nhé.
Okie vậy nghe trên đâu, tại sao là Spotify mà không phải Youtube?
Mình nghĩ về độ đa dạng phong phú content thì Spotify và Youtube không thua kém gì nhau.
Nhưng mình nghĩ để phát triển được thính giác thì chỉ nên tập trung vào âm thanh thôi, nếu xem cả hình thì sự chú ý sẽ bị phân tán. Nên là với mình điểm này Spotify vẫn chiếm ưu thế hơn. Một điểm cộng to lớn là bạn có thể tắt màn hình để nghe Spotify không cần phải mở máy như Youtube, nên vừa đỡ việc phải nhìn nhiều vào màn hình gây mỏi mắt.
Nghe cái gì trên Spotify thì mới học được?
Vì Spotify sinh ra là một nền tảng stream nhạc, tất nhiên giá trị cốt lõi Spotify mang đến cho bạn sẽ là kho nhạc với chất lượng tốt, đa dạng nghệ sĩ. Tuy nhiên, bên cạnh Song Library đồ sộ thì Podcast cũng là một sản phẩm tuyệt đỉnh mà Spotify cung cấp miễn phí cho người nghe của mình. Và với mình đó thực sự là một mỏ vàng tri thức tha hồ mà đào bling bling ✨
Tính tới năm 2025 thì mình đã nghe Podcast được 6 năm trên Spotify, và tổng kết năm thì số phút mình nghe podcast cũng vào hàng nghe nhiều (Năm 2025 là 10,479 phút).
Với kinh nghiệm nghe nhiều như vậy, mình thấy có 3 cách đơn giản bạn có thể tận dụng biến Spotify thành công cụ đắc lực giúp bạn “unlock your growth”, cụ thể là:
1/Nghe để tiếp xúc các chủ đề đa dạng, từ đó mở rộng sự hiểu biết
Mình luôn có xu hướng phát triển theo chiều ngang, kiểu generalist chứ không phải là specialist. Ngày xưa đi học môn nào mình cũng thấy hay cả, đến khi trưởng thành, đối với các topic rộng hơn trong xã hội mình cũng thấy mình sẽ tò mò với hầu hết những thứ diễn ra xung quanh 😊
Việc nghe podcast về những topic common knowledge này giúp mình bước ra khỏi comfort zone hay kiến thức chuyên môn ngành - những thứ mà mình đã đang tiếp xúc hàng ngày, để nhìn thế giới với sự hào hứng hơn, biết được cuộc sống thể thể muôn màu muôn vẻ như thế nào.
Thường thì việc nghe mấy topic này giúp mình thư giãn khá tốt, vì chủ yếu là nghe kể chuyện nhẹ nhàng.
Thêm vào đó, việc cho bản thân expose với những thứ random lại mở ra cho mình cơ hội được tích lũy sự hiểu biết một cách thụ động và học được những bài học cuộc sống giản dị.
Trên blog của mình có 1 bài viết về lịch sử phát triển Quận 7, thuộc topic Urban Development, được inspired từ podcast phỏng vấn bác Phan Chánh Dưỡng trên kênh The Quoc Khanh Show. Nếu không lang thang vô tình nghe được và thấy hay quá, mình chắc chẳng bao giờ nghĩ tới topic này vì đơn giản nó không phải thứ mình quen thuộc. Mình gắn link ở đây nếu bạn muốn đọc thử nhé.
Podcast đại diện tiêu biểu cho mục này là Have A Sip, một channel hội tụ những topic mình ít sẽ chủ động tìm hiểu nhất, nhưng tình cờ lại thường là gia vị khiến cho các cuộc gặp gỡ thú vị :))
Mình được nghe câu chuyện từ bác Trịnh Lữ, bà Xuân Phượng, nhà văn Nguyễn Một, những nhà giám tuyển, nhà làm phim, chuyên gia mùi hương, nhà báo nhà thơ, vận động viên, hoa hậu, rapper, đủ mọi lĩnh vực, đủ mọi ngành nghề. Và cách họ nhìn cuộc đời thực sự là những lăng kính đầy sắc màu mà mình rất ngưỡng mộ.
Oddly Normal cũng là kênh podcast ruột của mình, nơi nói về những điều bình thường một cách bất thường. Những topic team Oddly mang đến nó vừa khoa học lại đời sống, giúp mình dễ dàng tiếp nhận kiến thức khoa học qua một cách gần gũi hơn. Nhờ team Oddly Normal mà mình mua được mấy quyển sách đỉnh chóp như Miễn Dịch, Tiền - sự thật về một thứ không có thật, Tôi, Robot nè, cực kì bổ ích.
Ta Đi Tây, Nghe Nói Là, Hà Chu Works, Bốn Chấm Không cũng là nơi cho mình được học hỏi thêm từ kinh nghiệm đa dạng của các bạn trẻ khác ở khắp nơi trên thế giới. Mình thường nghe trước khi đi ngủ, giọng các host rất hay, cũng giúp mình dễ ngủ hơn.
2/Nghe để luyện ngôn ngữ
Nghe, nói, đọc, viết là 4 kĩ năng cơ bản cho bất kì ngôn ngữ nào.
Với mình, việc nghe là yếu tố cực kì quan trọng để tạo ra môi trường tắm ngôn ngữ mới. Nghe thì có nhiều nguồn, nhưng như mình nói ở trên, nghe trên một audio platform so với nghe trên youtube là nó cho phép bạn dồn toàn bộ sự tập trung vào 1 thứ duy nhất, đó là âm thanh.
Mình bắt đầu dùng Spotify để luyện ngôn ngữ là khi mình ôn thi IELTS tầm 3 năm trước. Cách mình làm khá đơn giản, nghe đi nghe lại bài nghe IELTS Listening của bộ Cambrigde trên Spotify, nghe như playlist Liked songs vậy á, nghe hoài, lặp đi lặp lại.
Nếu như mấy web có audio thường phải search rồi tải khá lằng nhằng thì với Spotify mọi thứ không thể nào dễ dàng hơn.
Mình nghe ngày, nghe đêm. Nghe từ sáng mở mắt đánh răng, lúc ăn cơm, lúc đi tắm, trước khi đi ngủ. Những lúc mình không dùng mắt để tiếp nhận thông tin mình đều tranh thủ nghe cả.
Tất nhiên việc này cần phải kết hợp với mấy phương pháp học khác như là check transcript, học từ mới, luyện đề nữa nhưng thực sự việc nghe từ Spotify cho mình được học mọi lúc mọi nơi, và rất hiệu quả nha. Hồi đó phần thưởng cho chuỗi ngày cày nghe của mình là điểm 9.0 Listening :))
Đến bây giờ học bất kì ngôn ngữ nào mà đang học theo giáo trình/ sách cụ thể, mình đều lên Spotify tìm playlist/ channel tương ứng để nghe đi nghe lại các file nghe, hình thành phản xạ với ngôn ngữ mới.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm các kênh chuyên về Luyện tiếng thụ động để nghe thêm các bài nghe phù hợp với level để trau dồi thêm từ vựng, cách diễn đạt, intonation, phát âm, vv. Bí kíp tăng điểm Listening là đây nhé các bạn, mạnh dạn thử nha :))
3/Nghe để học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành
Hồi mình đang làm sinh viên năm 3 thì mình đã rất thích nghe mấy kênh chuyên về Business như là Vietnam Innovators, UnlockFM, sau này là Người trong muôn nghề.
Đặc sản tinh hoa của mấy podcast này là profile khách mời toàn là Quản lý cấp cao, C-level, Founders của các công ty lớn và cả startup nữa. Nghe là lụm được rất nhiều insight hay ho về ngành, nghề của họ và cả những câu chuyện truyền cảm hứng khởi nghiệp nữa.
Mình cảm thấy thật may mắn vì nhờ podcast mà mình được biết tới những anh chị chuyên gia trong các ngành và công ty lớn, được nghe họ chia sẻ kinh nghiệm quý báu mà họ tích lũy được. Nếu không nhờ thời đại podcast bùng nổ thì cơ hội quý như vậy rất hiếm với các bạn trẻ.
Nghe xong podcast là mình lên LinkedIn để tìm profile các anh chị để follow thêm. Và cũng từ đây mình đã có nhiều cơ hội việc làm rộng mở hơn như là trở thành Intern của PwC mảng Consulting Services hay là hồi mình phỏng vấn ở công ty G, mình ngồi nói chuyện với anh Manager rất mượt vì hôm trước vừa nghe podcast về công ty Gojek ở Việt Nam :)) Mình thấy đây thực sự là mỏ vàng với các bạn trẻ chưa có kinh nghệm nè.
Đến giờ mình vẫn đặc biệt thích nghe mấy kênh như này, list có bổ sung thêm The Quoc Khanh Show, First, Lady (chuyên phỏng vấn mấy chị nữ doanh nhân cực kì giỏi), Vietnam Innovators, Stanford GSB, The Diary of A CEO with Steven Bartlett,...
Kết lại
Trên đây là 3 cách mà mình đã leverage nguồn content đa dạng chất lượng từ Spotify để mở rộng vốn hiểu biết, cải thiện ngoại ngữ và đặc biệt giúp mình lúc nào cũng đầy hứng khởi với cuộc sống đầy sắc màu. Đơn giản mà hiệu quả phải không nè? À nếu bạn có kênh Podcast nào hay thì recommend cho mình với nha, I’m all ears!
Love 💚
P/s: Nếu nghe xong nhiều câu chuyện thú vị, kiểu như consume nhiều thứ và muốn học cách create, viết lách để chia sẻ lại learnings thì mình recommend khóa học Writing On The Net cho các bạn nha. Đặc biệt đang có mã ưu đãi 100K của Growing Mindfully tặng bạn với code: writeyourdream. Chi tiết review mình để ở link này. Welcome các bạn đồng roai tới vũ trụ WOTN!
Bài rất hay 9/10. Sẽ là 10/10 nếu link khoá học nằm ở phần recommendation luôn =))
Oh bài thú vị quá em ơi ^^ chị cũng nghe Spotify hàng ngày, mà nghe nhạc là chính, để tìm cảm hứng và chất liệu. Còn podcast ít hơn. Cơ mà Oddly Normal chị nghe tập về Kinh tế vỉa hè, thấy đúng là diễn giải các khái niệm dễ hiểu và gần gũi.